Review cơ sở tri thức HelpCrunch

Đánh giá cơ sở tri thức của HelpCrunch với nhiều tính năng đổi mới và mức phí hợp lý, được đánh giá cao bởi người dùng và nhiều đánh giá tích cực trên các trang đánh giá uy tín.

Review cơ sở tri thức HelpCrunch
Compare Review cơ sở tri thức HelpCrunch with other in: How Review cơ sở tri thức HelpCrunch is doing on review portals
4.7
Average rating based on data from trusted review portals
528 reviews

HelpCrunch cung cấp một cơ sở tri thức thực sự tuyệt vời và thú vị với một số đổi mới. Điều này chứng tỏ cơ sở tri thức không cần quá nhiều tính năng nếu nó chỉ tập trung vào những nội…

Pricing
Starting from:
$ 15   mỗi tháng
Equal to LiveAgent's Small plan Liveagent pricing
Free trial: Yes
Free version: No

Jana Kostelanska

Editor's rating

Jana Kostelanska
Overall rating
4.7
Trải nghiệm người dùng
5
Mức phí
4
Triển khai
5

Key takeaways

Pros

  • Cơ sở tri thức với cách tiếp cận sáng tạo
  • Quy trình làm việc tuyệt vời với các yếu tố độc đáo
  • Mức phí hợp lý

Cons

  • Bắt buộc thể hiện tên thương hiệu HelpCrunch trong gói phí thấp nhất

Làm quen với HelpCrunch

HelpCrunch là một nền tảng giao tiếp với khách hàng và một phần mềm cơ sở tri thức cung cấp nhiều tùy chọn giao tiếp khá phong phú. Bộ công cụ của họ bao gồm tích hợp email, live chat, cửa sổ pop-up và cơ sở tri thức. Các ứng dụng di động cũng có sẵn. Bài review này sẽ tập trung vào tiện ích cơ sở tri thức, nhưng trước tiên chúng ta hãy xem qua cách thức khởi động với HelpCrunch.

Bạn có thể khởi động bằng cách đăng ký dùng thử miễn phí; tất cả chỉ cần một số thông tin cơ bản. Không bao gồm thông tin thẻ tín dụng của người dùng, vì vậy bạn có thể sử dụng mà không có bất kỳ ràng buộc nào. Tiếp sau đó, bạn sẽ được chuyển tiếp đến HelpCrunch, trả lời một số câu hỏi cơ bản, bao gồm cả mục đích sử dụng của mình.

Bạn cũng có thể tùy chỉnh trải nghiệm của mình và chọn các tiện ích cũng như công cụ mình muốn sử dụng. Đây là khởi điểm để bạn chọn tiện ích cơ sở tri thức làm một trong những công cụ giao tiếp chính của mình.

Màn hình chào mừng Help Crunch

Mới nhìn đầu tiên thì giao diện HelpCrunch có phần khác thường (theo nghĩa tích cực) và cực kỳ tập trung. Giao diện thực sự gọn gàng và ngăn nắp, phần thiết kế cũng vậy. Nó sử dụng các điểm nhấn màu xanh dịu để thu hút sự chú ý của bạn vào các khu vực cần thiết.

Mặt khác, giao diện sử dụng khoảng trắng rất thông minh giúp bạn tập trung vào tác vụ hiện tại. Đây là một cách tiếp cận thú vị so với các giao diện được lấp đầy nội dung mà chúng ta thường thấy trong các phần mềm hỗ trợ khách hàng khác. Điều đầu tiên bạn sẽ khám phá ra là một hướng dẫn bằng video ngắn giúp làm quen với phần giao diện.

Inbox chào mừng HelpCrunch

Bạn có thể tìm thấy cơ sở tri thức (và các công cụ khác) trong bảng menu bên trái. Biểu tượng hình cuốn sách giúp tìm kiếm dễ dàng hơn rất nhiều, ngay cả khi không có tên và mô tả. Sau khi click vào, bạn cần kích hoạt nó chỉ bằng một cú click chuột. Cơ sở tri thức đã có danh mục mẫu, nghĩa là bạn có một số tùy chọn được sắp xếp tốt với HelpCrunch.

Bạn có thể dạo quanh và làm quen với tất cả các chức năng. Bạn có thể tạo các khu vực và danh mục mới, cũng như xem trước cơ sở tri thức. Mọi thứ đều được thiết kế tốt và bạn có thể thấy rằng các nhà thiết kế đã suy nghĩ rất nhiều về giao diện người dùng. Tôi không cảm thấy lạc lõng ở bất kỳ điểm nào.

Các danh mục cơ sở tri thức HelpCrunch

Trải nghiệm người dùng và các tính năng

Các tùy chọn danh mục cũng khá tuyệt vời. Khi tạo một danh mục mới, bạn không chỉ có thể đặt tên cho danh mục đó mà còn có thể thêm mô tả để dễ dàng điều hướng. Hơn nữa, bạn cũng có thể cài đặt SEO và làm cho danh mục cơ sở tri thức của mình hiển thị online nhiều hơn nếu muốn. Cuối cùng, bạn có thể thêm các thành phần vào danh mục của mình. Chúng đóng vai trò là các danh mục phụ, vì vậy bạn có thể sắp xếp từng chủ đề trong cơ sở tri thức của mình thành những chi tiết nhỏ nhất. Nhìn chung, nó khá tuyệt và tôi không nghĩ còn thiếu thứ gì ở đây.

Tạo danh mục cơ sở tri thức trong HelpCrunch

Bây giờ, chúng ta hãy xem qua trình soạn thảo bài viết cơ sở tri thức. Điều làm tôi ngạc nhiên là HelpCrunch bao gồm lời kêu gọi hành động đơn giản, tối giản nhưng hiệu quả trên trang soạn thảo trống. Nó cũng trực tiếp hiển thị cho bạn nơi có thể đặt tiêu đề bài viết, mô tả, tác giả là ai và văn bản bài viết thực tế bắt đầu từ đâu. Điều này được thực hiện mà không có bất kỳ yếu tố trang web chính nào và mọi thứ trông giống như một phần của trình chỉnh sửa bài viết. Tôi sẽ thừa nhận, tất cả trông khá tốt! Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi một chút khi nói đến khả năng sử dụng và trạng thái available của các tính năng.

Tạo bài viết mới trong HelpCrunch

Tất cả các công cụ nằm ở đâu? Đây là những câu hỏi đầu tiên bạn sẽ hỏi. Chà, chúng được ẩn gọn gàng và chỉ hiển thị sau khi bạn click vào vị trí phần text. Thiết kế tối giản nhưng cũng rất hữu ích. Bạn chỉ có năm tùy chọn ở đây – thêm ảnh, thêm video, thêm mã, thêm bảng hoặc thêm đường kẻ ngang. Chỉ như vậy.

Các công cụ tạo bài viết trong HelpCrunch

Tất cả các tùy chọn format ở đâu? Đây sẽ là câu hỏi thứ hai của bạn. Chà, chúng cũng được ẩn đi và chỉ hiển thị khi bạn nhấp đúp vào bất kỳ phần text nào. Thoạt nhìn, đó là một thiết lập khá khó hiểu, nhưng ứng dụng này rất trực quan, vì vậy sớm hay muộn bạn cũng sẽ tìm thấy khi dùng thử. Bạn có thể chọn In đậm và In nghiêng (không có gạch dưới), thay đổi một đoạn văn bản thành tiêu đề, tạo dấu đầu dòng, thay đổi căn chỉnh text, chuyển đổi text thành ghi chú, chuyển văn bản thành phần tử thông tin, chuyển văn bản thành cảnh báo đỏ, hoặc thành mẹo tip. Đơn giản là không thể tin được. Đây không phải là bộ tính năng phong phú nhất mà tôi từng thấy, nhưng thật tuyệt vời – bạn có tất cả các công cụ thiết yếu, cùng với một số tính năng bổ sung, thực sự là mọi thứ bạn cần.

Các công cụ chỉnh sửa HelpCrunch

Nhìn chung, cơ sở tri thức trong HelpCrunch rất thú vị và mang tính đổi mới. Mặc dù sự đổi mới không nhất thiết mang lại sự thay đổi trong tiện ích quản lý tri thức, nhưng tôi chắc chắn cảm thấy tuyệt vời khi sử dụng HelpCrunch và vô cùng thích thú với trải nghiệm viết lách của mình. Quan trọng hơn, sự đổi mới không làm hỏng quy trình làm việc đã được thiết lập với cơ sở tri thức hoặc trình chỉnh sửa bài viết. Tất cả mọi thứ hoạt động trơn tru như lẽ vốn có.

Mức phí

HelpCrunch cung cấp ba gói phí, nếu bạn chọn đăng ký theo năm thì sẽ có mức phí thấp hơn. Mỗi gói cung cấp các tính năng tốt hơn tương ứng với mức phí cũng tăng theo. Chúng ta cùng xem những gì bạn nhận được trong các gói sản phẩm của HelpCrunch. Bạn có thể nhận được mức giảm 20% nếu chọn đăng ký các gói theo năm.

Gói Basic

Gói Basic ở mức $15/tháng cho một người dùng và cung cấp cho bạn một widget, 3 tin nhắn tự động, 3 cửa sổ pop-up, 1 cơ sở tri thức đơn ngữ, tùy chỉnh đầy đủ, tự động hóa cơ bản và hỗ trợ qua live chat. Thương hiệu HelpCrunch hiển thị bắt buộc.

Gói Pro

Gói Pro có phí $25/tháng cho một người dùng. Trang bị cho bạn 5 widget, 25 tin nhắn tự động, 15 chatbot flow, tự động hóa nâng cao và hỗ trợ live chat ở mức ưu tiên cao. Nó cũng không hiển thị thương hiệu HelpCrunch.

Gói Unlimited

Gói này chỉ khả dụng khi đăng ký theo năm và website không định giá cho một người dùng. Bạn nhận được các widget, tin nhắn tự động, cửa sổ pop-up và chatbot flow không giới hạn, cũng như một trợ lý đào tạo cá nhân. Bạn cũng nhận được tất cả các tính năng đã đề cập trước đó.

Lời kết

Cơ sở tri thức HelpCrunch là một trong những cơ sở tốt nhất bạn có thể nhận được. Nó được đổi mới rất nhiều, nhưng vẫn rất thực tế và duy trì được quy trình quản lý tri thức như chúng ta đã biết. Cơ sở tri thức của HelpCrunch rất ít xảy ra sai sót và bạn có thể chắc chắn có được trải nghiệm tuyệt vời. Tất cả những gì cần được xem xét là làm thế nào để sử dụng các công cụ còn lại trong mỗi gói sản phẩm.

Các sự cố và vấn đề thường gặp

Làm thế nào để tùy chỉnh thiết kế cơ sở tri thức trong HelpCrunch?

Di chuyển đến mục Cơ sở tri thức và chọn Settings. Sau đó nhập phần Knowledge Base appearance (Giao diện Cơ sở tri thức) là bạn có thể bắt đầu tùy chỉnh cơ sở tri thức HelpCrunch của mình. Bạn có thể thay đổi màu sắc của cơ sở tri thức để phù hợp với yếu tố thương hiệu công ty, thay đổi logo, thêm đường link ở chân trang và xóa nhãn hiệu HelpCrunch nếu bạn có gói sản phẩm phù hợp.

Có cài đặt SEO nâng cao trong cơ sở tri thức HelpCrunch không?

Thưa có và bạn có thể tìm thấy chúng trong Knowledge base > Settings > Advanced Settings. Một trong những tùy chọn quan trọng nhất ở đó là index cho Cơ sở tri thức, cho phép tìm thấy cơ sở tri thức của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra còn có các cài đặt bổ sung cho SEO và mạng xã hội trong cùng một khu vực.

Product reviews

Bạn muốn thay đổi nhà cung cấp phần mềm của mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Checklist chuyển đổi tổng đài cuộc gọi này sẽ giúp bạn hoàn thành quy trình mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Checklist chuyển đổi tổng đài cuộc gọi

Để tìm kiếm phần mềm tổng đài mới, nên xem xét các tiêu chí như định tuyến cuộc gọi thông minh, phân bổ cuộc gọi tự động và thoại tự động IVR. Ngoài ra, cần có báo cáo lịch sử và sự phù hợp cá nhân với nhà cung cấp. LiveAgent là một lựa chọn tốt với nhiều tính năng, bao gồm tính năng phân tích thời gian thực. Đối với kế hoạch chuyển đổi tổng đài cuộc gọi, cần có tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp mới và chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi. Thời gian chuyển đổi có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Checklist đánh giá dịch vụ khách hàng là cơ hội để bạn biết rõ các khu vực cần cải tiến. Hãy chú ý đến các đề xuất của khách hàng.

Checklist đánh giá dịch vụ khách hàng

Bài viết trình bày các checklist liên quan đến dịch vụ khách hàng, như checklist kiểm tra tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng, checklist chuyển đổi tổng đài cuộc gọi và checklist quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng. Bài viết cho thấy việc sử dụng trí thông minh nhân tạo, tự động hóa dịch vụ khách hàng và nâng cao hiệu suất của nhân viên là rất quan trọng để tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt. Ngoài ra, việc xác định giờ làm việc của nhân viên và tính năng cần thiết cho doanh nghiệp cũng rất quan trọng.

Bạn muốn sử dụng Amazon Lex Chatbot để xử lý các yêu cầu của khách hàng? Tìm hiểu xem nó có xứng đáng với thời gian của bạn trong bài review của chúng tôi. Mức phí, lợi ích, hiệu suất và nhiều hơn nữa.

Reviews - Review Chatbot - Amazon Lex

Bạn muốn sử dụng Amazon Lex Chatbot để xử lý các yêu cầu của khách hàng? Tìm hiểu xem nó có xứng đáng với thời gian của bạn trong bài review của chúng tôi. Mức phí, lợi ích, hiệu suất và nhiều hơn nữa.

Helpdesk là một phần rất quan trọng đối với dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của bộ phận Hỗ trợ Helpdesk chính là khắc phục và giải quyết các vấn đề của khách hàng. Tìm hiểu thêm.

Hỗ trợ helpdesk

HelpCrunch là một ứng dụng hỗ trợ khách hàng với nhiều tính năng đa dạng và mức phí chia thành 3 gói khác nhau. Tuy nhiên, LiveAgent là công cụ tốt hơn với tính năng phong phú hơn các sản phẩm khác như Zendesk, Freshdesk và giá cả phù hợp. LiveAgent cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng và tổng đài, ứng dụng tích hợp và giải pháp thay thế. LiveAgent có các tài nguyên và phương tiện để liên hệ bán hàng.

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie. Với việc tiếp tục, bạn cho phép chúng tôi triển khai cookie như đã nói chi tiết tại chính sách bảo mật và cookie.

×
Xếp lịch hẹn cuộc gọi một-một và khám phá cách LiveAgent mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.

Chúng tôi rảnh vào nhiều ngày

Lên lịch demo