Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate optimization – gọi tắt là CRO) giúp cho website của doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, do đó cải thiện khả năng thu hút khách hàng tiềm năng cũng như thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng khi họ truy cập vào trang web của bạn – vì vậy bạn phải biết cách chuyển đổi khách truy cập cũng như cách thức làm việc với các kênh chuyển đổi.
Ngày nay, hầu hết các đội nhóm marketing đều làm việc cật lực tập trung vào tỷ lệ chuyển đổi quảng cáo để thu hút thêm nhiều lưu lượng truy cập web và họ rất hy vọng lưu lượng truy cập này sẽ đem lại nhiều khách hàng tiềm năng chất lượng (qualified leads). Trang web của doanh nghiệp càng thu thập được nhiều khách hàng tiềm năng như vậy thì càng phát triển.
Với ý nghĩa đó, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn CRO là gì, cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi của bạn cùng nhiều nội dung khác.
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là gì?
Để hiểu rõ hơn về quy trình tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, chúng ta cần xác định chuyển đổi là gì. Mỗi khi khách truy cập hoàn thành một mục tiêu cụ thể trên trang web của bạn, đó được gọi là chuyển đổi. Mục tiêu này có thể là bất cứ gì, từ mua hàng, đăng ký hoặc dùng thử hoặc một hành động nào đó.
Đó là cách các doanh nghiệp trên môi trường kỹ thuật số biến khách truy cập thành khách hàng tiềm năng. Mục tiêu chính của chuyển đổi là biến lưu lượng truy cập thành khách hàng tiềm năng để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trung bình và tạo thêm doanh thu. Đó là lý do vì sao các đội nhóm marketing hiện đại không ngừng tìm kiếm những cách thức sáng tạo để cải thiện việc tối ưu hóa chuyển đổi và thu hút được nhiều lưu lượng truy cập hơn vào các trang web của họ.
Một mẹo nhỏ để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi hiện tại của bạn là có một chiến lược tối ưu tỷ lệ chuyển đổi tốt và nâng tầm dịch vụ hỗ trợ khách hàng của bạn bằng cách cung cấp hỗ trợ theo thời gian thực cho người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp tập trung vào việc cải thiện dịch vụ hỗ trợ khách hàng có thể thấy tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tăng đến 11%.
Với ý nghĩa đó, CRO được định nghĩa là quá trình mang tính hệ thống giúp tăng tỷ lệ phần trăm khách hàng tiềm năng thực hiện một mục tiêu cụ thể trên website của bạn.
CRO giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng, các hoạt động trên web của họ, những hành động họ thực hiện và lý do vì sao cũng như điều gì ngăn cản họ không thực hiện theo các mục tiêu trên web mà bạn mong muốn.
Làm thế nào để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi không là gì ngoài nỗ lực trung thực của bạn để cung cấp cho mọi người một hành trình khách hàng tuyệt vời, từ thời điểm họ sử dụng công cụ tìm kiếm, truy cập vào trang landing page của bạn và cho đến khi thanh toán. Đây là cách bạn đảm bảo các hoạt động marketing online của mình thực sự thành công.
Tỷ lệ chuyển đổi cao là dấu hiệu rõ ràng của một doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm và là bằng chứng cho thấy trang web của bạn hoạt động tốt. Cách tốt nhất để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi hiện tại của bạn là sử dụng các công cụ tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
Đây là cách hiệu quả nhất để đảm bảo khách hàng tiềm năng chất lượng (qualified leads) của bạn thực hiện theo các hoạt động nhất định. Bắt đầu bằng cách tối ưu hóa trang web của bạn. Để thực hiện điều này, bạn cần đảm bảo website của mình có tốc độ load nhanh và nút CTA của bạn hiển thị rõ ràng và dễ tìm.
Đơn giản hóa quy trình thanh toán của bạn nhất có thể và đảm bảo khách hàng của bạn nhận được hỗ trợ khách hàng đa kênh. Bạn cũng cần nghĩ đến việc tối ưu hóa trang landing page để đảm bảo nội dung hiển thị chính xác trên cả máy tính để bàn và thiết bị di động.
Hãy xem xét các bước sau để đạt được mức độ tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi cao nhất:
- Điều chỉnh giá sản phẩm/dịch vụ của bạn thấp hơn để thu hút nhiều khách hơn cũng như đánh bại đối thủ cạnh tranh;
- Cải thiện chức năng website của bạn bằng cách đảm bảo tất cả các trang web của bạn có đầy đủ chức năng và tốc độ load đủ nhanh;
- Trao các phần thưởng như quà tặng miễn phí và giao hàng miễn phí và các ưu đãi khác để tăng tỷ lệ chuyển đổi cũng như lòng trung thành của khách hàng;
- Làm cho đề nghị (offer) của bạn cạnh tranh hơn;
- Sử dụng các CTA nhằm thu hút sự chú ý và các yếu tố marketing trên internet;
Duy trì dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7;
- Đơn giản hóa quy trình thanh toán;
- Cho phép các công cụ self-service.
- Hiển thị các nhận xét của khách hàng và phản hồi của người dùng
Bạn nên chạy các thử nghiệm tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi của mình trong bao lâu?
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thường là một quá trình liên tục tương tự như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Khi nói đến thời lượng của các bài test tỷ lệ chuyển đổi A/B của bạn, không có câu trả lời nào là phù hợp với tất cả và cũng không có thời hạn trung bình. Theo nhiều nhà cung cấp dịch vụ CRO, bạn có thể thực hiện các bài test tối ưu hóa chuyển đổi của mình với các trang web có lưu lượng truy cập thấp. Tuy nhiên, vấn đề là bạn sẽ nhận được dữ liệu có phần sai lệch.
Mặt khác, các bài test của bạn có thể kéo dài hàng tháng để có được dữ liệu chính xác. Thời lượng của các test này phụ thuộc vào các bước CRO mà bạn đã thực hiện. Các bước này sẽ xác định thời lượng trung bình của bài test.
Vì CRO của bạn phụ thuộc vào chất lượng trải nghiệm người dùng và trải nghiệm khách hàng mà bạn cung cấp, bạn nên dành thời gian test người dùng và xem qua hành trình của người dùng để hiểu hành vi trên web của họ cũng như nhận được kết quả chính xác nhất.
CRO cũng giúp thương hiệu của bạn nhận được đánh giá tích cực từ khách hàng. Dưới đây là danh sách các yếu tố có thể giúp bạn tìm ra thời lượng tối ưu để test người dùng của mình:
- Tỷ lệ chuyển đổi hiện tại;
- Mức tăng tỷ lệ chuyển đổi tối thiểu mà bạn hy vọng đạt được;
- Phần trăm người dùng cá nhân có trong các thử nghiệm của bạn;
- Số lượng khách hàng tiềm năng trung bình truy cập vào trang landing page mà bạn đang thử nghiệm.
Các hạn chế của Google Analytics và Adobe Analytics đối với việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
Chìa khóa để tối ưu hóa thành công không chỉ là hiểu được làm thế nào khách truy cập đến trang landing page của bạn mà còn biết họ làm gì trên website của bạn, hành vi, sở thích, thói quen của họ … Để hiểu được điều đó, bạn cần dữ liệu người dùng để biết được điều gì cần tối ưu cũng như tối ưu hóa cho ai. Đây là một yếu tố cần thiết để phát triển một chiến lược CRO thành công.

Các công cụ thu thập dữ liệu, phân tích và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi như Google Analytics và Adobe Analytics có thể giúp bạn xây dựng chiến lược CRO dựa trên các dữ liệu phân tích như:
- Các trang web chính mà khách truy cập đầu tiên;
- Các tính năng mà họ tương tác;
- Các trang mà họ dành nhiều thời gian truy cập nhất;
- Kênh giao tiếp đã đưa họ đến với bạn;
- Các đường link mà họ sử dụng để truy cập vào website của bạn;
- Các trình duyệt và thiết bị họ sử dụng.
Mặc dù những dữ liệu như trên đều rất tuyệt vời, nhưng chỉ dữ liệu thô và bản đồ nhiệt (heat map) như vậy sẽ không đủ để bạn cải thiện trải nghiệm người dùng hoặc giúp xác định điều gì đã thu hút khách hàng tiềm năng đến với trang web của bạn. Các công cụ phân tích cho phép bạn phân tích định lượng (quantitative analysis) và tìm hiểu cách thức người dùng tương tác với website của bạn, nhưng chúng không thể cho bạn biết lý do vì sao họ làm như vậy. Bạn cần phân tích định tính (qualitative analysis) để tìm ra hành vi và quyết định mua hàng của họ.
Phân tích như vậy sẽ cho bạn biết:
- Vì sao khách truy cập tương tác với trang web của bạn?
- Điều gì thu hút họ truy cập đến trang web của bạn?
- Trang, sản phẩm hoặc dịch vụ nào thu hút họ nhất?
- Điều gì khiến họ tin rằng trang web của bạn có những điều mà đối thủ cạnh tranh của bạn không có?
- Họ nghĩ gì về thương hiệu của bạn trong các đánh giá của khách hàng?
- Họ mô tả như thế nào khi tương tác với dịch vụ, sản phẩm và thương hiệu của bạn?
- Làm thế nào để sản phẩm/dịch vụ của bạn nêu lên được những điểm khó khăn chính nơi khán giả mục tiêu?
Khi có được những thông tin này và kết hợp chúng với dữ liệu phân tích của mình, bạn sẽ dễ dàng hiểu được cách thức tối ưu hóa trang web để phục vụ tốt hơn đối tượng mục tiêu của mình.
Try LiveAgent Today
LiveAgent is the best-rated and most reviewed all-in-one help desk software.
Frequently asked questions
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là gì?
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là quá trình giúp tăng tỷ lệ khách truy cập hoàn thành một mục tiêu cụ thể trên website của bạn, cho phép bạn chuyển đổi họ thành khách hàng thật sự. Những hoạt động này thường bao gồm việc giảm tỷ lệ rời bỏ trang web (bounce rate) hoặc tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng (cart abandonment rate). Quá trình tối ưu hóa chuyển đổi có thể bao gồm các bài test đa biến (multivariates), theo dõi các chỉ số chuyển đổi nhỏ cùng các thủ thuật khác.
Làm thế nào để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi?
Bước đầu tiên để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi của bạn là đánh giá lại "offer" trên website của bạn để xem trang web hoạt động như thế nào cũng như mức phí của bạn cạnh tranh như thế nào. Bước tiếp theo là tối ưu hóa trang web của bạn bằng cách kiểm tra các CTA (lời kêu gọi hành động), thử nghiệm các thành phần khác nhau trên web cũng như tối ưu hoàn chỉnh nội dung của bạn. Cách tốt nhất để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi của bạn là cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đa kênh theo thời gian thực và đơn giản hóa khâu thanh toán. Khi kết hợp tất cả các hoạt động này, bạn sẽ thấy sự gia tăng trong tỷ lệ chuyển đổi của mình.
Những hạn chế của Google Analytics và Adobe Analytics đối với việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi?
Google Analytics và Adobe Analytics cho phép bạn thu thập dữ liệu thô thông qua phân tích định lượng (quantative analysis). Tuy nhiên, vấn đề với dữ liệu thô là chúng không thể trả lời cho câu hỏi tại sao người tiêu dùng làm như thế này hay thế khác cũng như điều gì đã khiến họ truy cập vào trang web của bạn. Các công cụ phân tích chỉ cho phép bạn hiểu được cách thức người dùng tương tác với trang web của bạn, nhưng chúng không thể giúp bạn hiểu được lý do đằng sau hành động của người dùng.
Bạn nên chạy thử nghiệm tối ưu hóa chuyển đổi của mình trong bao lâu?
Khi nói đến các hoạt động tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, sẽ không có mốc thời gian trung bình nào. Bạn chạy thử nghiệm càng lâu, thì thu thập được càng nhiều dữ liệu.
Expert note
Tỉ lệ chuyển đổi là yếu tố cực kỳ quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các công cụ như chat trực tuyến và hỗ trợ thời gian thực sẽ giúp tăng tương tác khách hàng và giảm tỷ lệ từ bỏ.

Yêu cầu khách hàng gửi lời chứng thực
Việc thu thập lời chứng thực và đánh giá của khách hàng là rất quan trọng trong marketing hiện nay. Lời chứng thực của khách hàng có thể giúp tăng danh tiếng trực tuyến, tạo dựng uy tín và tăng doanh số bán hàng. Để yêu cầu khách hàng gửi lời chứng thực, cần chia sẻ thông tin cụ thể về trải nghiệm của họ với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Chúng ta có thể sử dụng mẫu email để yêu cầu khách hàng gửi lời chứng thực.
SalesFlare là một giải pháp CRM dành cho các doanh nghiệp B2B nhỏ và các công ty khởi nghiệp, cho phép bán nhiều hơn với ít công việc hơn bằng cách tự động hóa các chức năng và thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Việc tích hợp SalesFlare với LiveAgent giúp quy trình làm việc trôi chảy và trích xuất/chuyển dữ liệu từ các cuộc trò chuyện và biểu mẫu. Salesforce.com là một công ty phát triển và phân phối phần mềm doanh nghiệp dựa trên đám mây, cung cấp nhiều hỗ trợ khách hàng qua email, chat trực tuyến và điện thoại.
Phiếu giảm giá là một kỹ thuật marketing kỹ thuật số để thu hút khách hàng và tăng doanh số. Việc sử dụng phiếu giảm giá được phổ biến hơn trong môi trường trực tuyến và có thể được thực hiện thông qua các plugin tạo mã giảm giá. Cách phổ biến nhất để cung cấp phiếu giảm giá cho khách hàng là thông qua email marketing. Sử dụng phiếu giảm giá có thể tạo lòng trung thành và tăng doanh số cho cửa hàng của bạn.
Mẫu email về cổng thông tin khách hàng
Việc thu thập và phân tích phản hồi khách hàng rất quan trọng. Trả lời nhanh chóng và tôn trọng các phản hồi tích cực và tiêu cực là chìa khóa để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Các mẫu email mời và mẫu email phản hồi giúp quảng bá và khuyến khích khách hàng tham gia cổng thông tin khách hàng. Email yêu cầu phản hồi là một cách đơn giản và sáng tạo để tương tác với khách hàng và nhận được phản hồi của họ.