Checklist bắt đầu một công việc mới cung cấp một danh sách các bước cần thiết để chuẩn bị cho công việc mới, từ việc nghiên cứu lộ trình đi làm đến chuẩn bị trang phục phù hợp và thực hiện đánh giá định kỳ. Đây là một công cụ hữu ích để giúp người mới bắt đầu thích nghi với công việc mới của mình.
Bạn vừa bắt đầu một công việc mới? Xin chúc mừng! Bạn đang đi đúng con đường dẫn đến thành công.
Bây giờ là lúc bạn sắp xếp tất cả mọi thứ, để thành công theo bạn khắp mọi nơi.
Hãy sử dụng checklist của chúng tôi để bắt đầu một công việc mới từ ngày đầu tiên.
Ban đầu bạn có thể cảm thấy đang làm mọi thứ theo cảm tính, nhưng sẽ sớm nhận ra các chi tiết này quan trọng như thế nào. Hãy bắt đầu công việc mới của bạn một cách đúng đắn để tránh mọi rắc rối có thể xảy ra.
Chỉ cần làm theo các bước đơn giản sau là đã có thể sẵn sàng cho mọi thứ. (Đây là thứ tự các sự kiện được đề xuất, nhưng bạn có thể điều chỉnh nó để phù hợp với nhu cầu của riêng mình.)
Tất cả mọi người! Checklist này có vẻ như chỉ dành cho những người mới ra trường, nhưng sẽ rất hữu ích nếu có được một danh sách như này ngay cả khi bạn đã thay đổi công việc.
Các bước càng cụ thể, mọi thứ sẽ vận hành càng dễ dàng (và càng ít khả năng phát sinh vấn đề).
Checklist của chúng tôi phù hợp nhất với:
Trước ngày đầu tiên đi làm, bạn nên thu thập thông tin quan trọng về doanh nghiệp, để cảm thấy tự tin và chuẩn bị tốt hơn. Điều này bao gồm tìm hiểu về lịch sử, giá trị cốt lõi của họ là gì và đối thủ cạnh tranh chính của họ là ai.
Biết càng nhiều về công ty sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa và càng thấy mình phù hợp với họ hơn. Đây cũng là một cách tốt để thể hiện sự quan tâm thích thú nơi bạn đối với doanh nghiệp.
Trước khi bắt đầu tìm kiếm mọi thứ, bạn hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về những câu hỏi mang tính cấp bách nhất và những chủ đề nào bạn quan tâm.
Lập danh sách bất kỳ nội dung nào bạn nghĩ ra được trong khi nghiên cứu và tìm ra câu trả lời trong tuần làm việc đầu tiên. Bằng cách đó, bạn có thể tập trung vào việc hòa nhập và làm quen với nhà tuyển dụng mới của mình.
Tìm hiểu xem bạn sẽ mất bao lâu để đi từ nhà đến văn phòng làm việc.
Bạn sẽ không muốn đến muộn vào ngày đầu tiên đi làm. Thêm vào đó, thật tốt khi biết những gì sẽ xảy ra và lên kế hoạch trước.
Hãy đúng giờ, kiểm tra lịch trình và dành ra thời gian để di chuyển đến nơi làm việc.
Hãy chắc chắn là mọi sự chậm trễ do giao thông, phương tiện công cộng… sẽ không ảnh hưởng thời gian đến nơi của bạn. Nếu bạn đang lái xe, hãy dành thêm cho mình một vài phút để tránh gây căng thẳng không cần thiết.
Hãy kiểm tra trang phục vào ngày đầu tiên đi làm của bạn.
Ăn mặc chuyên nghiệp luôn là một điều tốt, nhưng cũng cần sự thoải mái.
Hãy chắc chắn là quần áo của bạn luôn sạch sẽ, tươm tất. Tìm hiểu xem những người ở vị trí của bạn trong công ty ăn mặc như thế nào.
Bạn có thể hỏi thăm những người đã làm việc ở đó hoặc thực hiện một số nghiên cứu online nếu không chắc mình nên mặc gì. Có khả năng là văn hóa của doanh nghiệp sẽ thoáng hơn.
Bạn còn nhớ những ngày khi bạn chuẩn bị cặp sách vào buổi tối trước khi đến trường? Nay cũng giống như vậy khi đi làm.
Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị sẵn mọi thứ cần thiết cho ngày đầu tiên đi làm, giúp tiết kiệm thời gian và giảm nguy cơ bỏ quên các thứ quan trọng.
Chuẩn bị mọi thứ bạn cần trong ngày, từ bữa trưa đến bất kỳ tài liệu cần thiết nào.
Hãy mang theo một chai nước và đồ ăn nhẹ, phòng khi bạn đói vào cuối ngày. Sổ tay và bút cũng có thể hữu ích.
Đây là điều bạn không nên quên để tránh bị trễ giờ. Hãy đặt báo thức. Bạn sẽ không muốn di chuyển vội vàng hoặc đến muộn.
Luôn là ý hay khi có chuông báo cho bạn biết đã đến lúc thức dậy và đi làm. Thêm vào đó, việc này giúp bạn không vội vàng vào buổi sáng khi cố gắng chuẩn bị mọi thứ.
Đặt báo thức mốc thời gian bạn cần thức dậy và đi làm. Kiểm tra kỹ xem bạn đã chọn đúng thời điểm chưa, vì bạn rất dễ vô tình đặt sai báo thức. Nó xảy ra với hầu hết mọi người.
Nếu bạn gặp vấn đề khi thức dậy, tốt nhất là nên đặt chuông báo nhiều lần.
Có nhiều app báo thức và trang web khác nhau có thể giúp ích như:
Hít thở sâu, giữ bình tĩnh rồi tiếp tục. Hãy nhớ rằng chỉ có con người mới mắc sai lầm.
Bắt đầu một công việc mới có thể làm bạn lo lắng hoặc thậm chí căng thẳng. Cho dù công việc trước đây của bạn có tốt đẹp như thế nào, bạn vẫn có thể lo lắng. Đó là lý do vì sao bạn nên tìm hiểu trước các phương thức khắc phục phù hợp với mình.
Hít thở sâu chậm rãi. Tập trung vào luồng không khí đi vào mũi và qua miệng.
Một giải pháp khác là dành ra vài phút cho bản thân trước khi bắt đầu vào làm việc. Đó có thể là bất kỳ hoạt động nào, từ đọc sách, nghe nhạc đến dẫn cún đi dạo.
Đảm bảo là bạn luôn có một hoạt động nào đó để giúp mình bình tĩnh lại nếu cần, ví dụ: một video yoga, app về thiền, một tách trà hoặc đọc sách – bất cứ thứ gì phù hợp với bạn.
Vào buổi sáng, bạn có thể tập thể dục – thể thao là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng và lo lắng.
Bạn có cơ hội đón nhận một ngày mới thư thái khi dậy sớm. Bạn sẽ có thời gian để dùng bữa sáng và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ mà không cần phải vội vàng.
Bạn nên dành thêm thời gian cho các thói quen vào buổi sáng, đặc biệt nếu bạn không quen thức dậy vào giấc này. Thêm vào đó, nó còn giúp bạn giảm căng thẳng trong trường hợp có bất kỳ sự chậm trễ nào bất ngờ xảy ra.
Bạn sẽ không phải lo lắng về việc thức dậy vào buổi sáng nếu đã đi ngủ sớm. Thức dậy sớm khoảng một đến hai giờ trước khi cần ra ngoài. Nhờ vậy bạn sẽ có đủ thời gian.
Thức dậy sớm có thể cho bạn năng lượng, nhưng nó sẽ không kéo dài cả ngày. Hãy chắc chắn là bạn đã chuẩn bị sẵn thức ăn vào buổi sáng, nếu không, bạn sẽ cảm thấy đói và uể oải vào giờ ăn trưa.
Nó cung cấp cho cơ thể bạn năng lượng cần thiết để bắt đầu ngày mới.
Hãy dùng một bữa sáng dinh dưỡng, ngay cả khi bạn không phải là người hay ăn sáng. Có thể là bất cứ món gì từ trứng cho đến bột yến mạch hoặc bánh mì nướng.
Nếu có thời gian, hãy chuẩn bị bữa sáng vào tối hôm trước để bạn có thể chuẩn bị và đi làm vào buổi sáng. Một quả chuối hoặc một số thanh ngũ cốc granola cũng là các lựa chọn tốt mà không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
Có rất nhiều công thức tuyệt vời cho một bữa sáng lành mạnh mà bạn có thể thực hiện nhanh chóng mà không phải bỏ ra quá nhiều công sức.
Nếu đến sớm, bạn sẽ có thời gian chuẩn bị trước khi ngày làm việc bắt đầu. Hơn nữa, bắt đầu sớm hơn cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt áp lực và căng thẳng cho ngày làm việc đầu tiên. Nó cũng cho bạn thêm một khoảng thời gian dự phòng khi có sự chậm trễ không lường trước được có thể xảy ra trên đường đi làm của mình.
Bạn nên cho mình một chút không gian thoải mái vào ngày đầu tiên đi làm, đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên gặp gỡ đồng nghiệp hoặc sếp của mình.
Cố gắng đến ít nhất 30 phút trước khi ngày làm việc bắt đầu. Điều này sẽ giúp bạn có đủ thời gian để ổn định và thoải mái trong môi trường làm việc mới.
Nếu cần thiết, bạn cũng có thể sử dụng thời gian này để xem lại hướng dẫn công việc hoặc tài liệu huấn luyện của mình.
Kết bạn và kết nối với đồng nghiệp luôn là một ý tưởng hay, đặc biệt nếu bạn là người mới. Thêm nữa, giới thiệu bản thân giúp giảm bớt căng thẳng khi bạn có người để trò chuyện.
Từ phần giới thiệu của bạn sẽ cho thấy bạn là một người thân thiện, hòa đồng và dễ gần – một người đồng nghiệp lý tưởng!
Giới thiệu bản thân càng sớm càng tốt. Bạn có thể giới thiệu nhanh “Xin chào, tên tôi là _” và sau đó hỏi mọi người có khỏe không – chỉ đơn giản như vậy.
Hoặc có thể trò chuyện bình thường và đặt câu hỏi cho mọi người nếu bạn chưa thấy thoải mái.
Đội nhóm là một trong những phương diện quan trọng nhất của công việc. Vì vậy, bạn cần phải làm quen với nhóm của mình càng sớm càng tốt để mọi người có thể làm việc cùng nhau một cách hiệu quả.
Một mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp luôn đem lại lợi ích, vì bạn sẽ dành nhiều thời gian bên họ.
Tốt nhất bạn nên giới thiệu bản thân và sau đó bắt đầu trò chuyện như bình thường với mọi người. Bằng cách này, bạn có thể bắt đầu xây dựng các mối quan hệ và hiểu nhau hơn mà không gặp quá nhiều áp lực hay căng thẳng gì.
Điều quan trọng là không nên cách biệt bản thân với mọi người trong ngày đầu tiên đi làm. Có thể bạn sẽ bận rộn với các công việc được giao. Tuy nhiên, hãy cố gắng nghỉ trưa để đi ăn cùng đồng nghiệp.
Ngày đầu tiên đi làm của bạn sẽ có một chút lo âu và căng thẳng, nhưng hãy nhớ là cảm giác này sẽ không kéo dài mãi.
Điều tốt nhất bạn có thể làm là thực hiện công việc từng bước một đồng thời vẫn giữ bình tĩnh và tích cực suốt cả ngày. Nếu có điều gì mà bạn chưa chắc chắn, hãy hỏi xin giúp đỡ từ đồng nghiệp hoặc sếp của bạn.
Tốt nhất bạn nên sắp xếp một cuộc họp với sếp quản lý của mình nếu có thể.
Một cuộc gặp với cấp quản lý là một cách tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ với họ. Bạn có thể tìm hiểu về các chính sách, thủ tục của công ty cùng các dự án trong tương lai để biết những triển vọng sẽ xảy ra trong những tuần hoặc tháng tới.
Thêm vào đó, đây là cơ hội để đặt những câu hỏi về công việc mới của bạn và nhận được lời khuyên của họ để giúp bạn thành công.
Bước đầu tiên chỉ đơn giản là đặt câu hỏi. Thoạt nghe có vẻ đáng sợ, nhưng hãy thử gửi email cho họ hoặc trò chuyện trực tiếp trong giờ ăn trưa khi mọi người thoải mái trò chuyện hơn.
Nếu bạn có cơ hội, hãy hỏi về các dự án yêu thích của họ hoặc nhiệm vụ cụ thể nào đó để thể hiện sự quan tâm và nhiệt tình của bạn đối với việc học các kỹ năng mới.
Tìm hiểu về vị trí và chức danh công việc của bạn là một phần không thể thiếu khi bắt đầu một công việc mới, ví như bạn sẽ chịu trách nhiệm về việc gì, báo cáo với ai và nó phù hợp ra sao với bức tranh toàn cảnh của công ty.
Lúc đầu, bạn có thể cảm thấy choáng ngợp nếu có quá nhiều bộ phận không ngừng thay đổi, nhưng nếu bạn dành thời gian để tìm hiểu mọi thứ mà mình sẽ chịu trách nhiệm, bạn có thể trở nên xuất sắc trong công việc mới của mình.
Người quản lý của bạn sẽ rất vui khi xem xét các nhiệm vụ và trách nhiệm công việc của bạn trong cuộc gặp giữa hai người. Đừng ngại đặt các câu hỏi.
Hãy hỏi đồng nghiệp của bạn. Họ sẽ có cái nhìn khác hoặc cung cấp cho bạn một số mẹo để thành công trong công việc mới của bạn.
Hãy nhớ rằng không có gì phải xấu hổ khi thừa nhận là mình không biết một điều gì đó. Yêu cầu sự giúp đỡ sẽ tốt hơn là tự mình cố gắng tìm hiểu mọi thứ.
Không có gì lạ khi nhân viên mới không biết rõ về nhiệm vụ và trách nhiệm của họ, đặc biệt nếu họ gánh rất nhiều nhiệm vụ trong danh sách công việc của mình. Đó là lý do vì sao điều cần thiết là phải hỏi rõ các quy tắc và quy định hiện hành để biết mình có thể hoặc không thể làm gì trong quá trình làm việc.
Bằng cách này, bạn có thể tránh được các vấn đề tiềm ẩn và hiểu rõ hơn về các ranh giới đã xác lập trong công việc.
Quản lý của bạn chính là nguồn cung cấp thông tin tốt nhất. Họ sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về những kỳ vọng cũng như bạn cần phải biết các quy tắc nào.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi cụ thể nào, hãy liên hệ với bộ phận nhân sự. Họ là những chuyên gia về các chính sách tại nơi làm việc, sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu suy nghĩ về con đường sự nghiệp (career path) của bạn. Khám phá các lựa chọn của bạn là một trong những cách tốt nhất để tìm ra những gì bạn mong muốn có được từ một công việc.
Sẽ dễ dàng hơn để duy trì sự tập trung và có động lực nếu bạn biết mình muốn gì từ vị trí hiện tại.
Quản lý của bạn nên cho bạn biết mục tiêu dài hạn của công ty là gì và những con đường nào có thể mở ra cho bạn. Bạn cũng có thể xem trang web của công ty để biết thêm thông tin.
Điều quan trọng là phải đặt mục tiêu cho bản thân mình, cả ngắn hạn và dài hạn. Bằng cách này, bạn sẽ có mục tiêu để hướng tới và theo dõi tiến bộ của mình trong suốt quá trình.
Đặt mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung và có động lực làm việc ở vị trí hiện tại. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi tiến bộ của bản thân cũng như biết được mình đã đi được bao xa.
Mục tiêu của bạn có thể là bất cứ gì, từ học một kỹ năng mới cho đến đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong công việc. Điều quan trọng là phải biết điều chỉnh chúng theo nhu cầu và mong muốn của cá nhân bạn.
Hãy tự mình đưa ra một danh sách và sau đó chia sẻ nó với quản lý của bạn. Bộ phận nhân sự cũng có thể cung cấp một số hướng dẫn về mục tiêu cũng như cung cấp cho bạn các lời khuyên phát triển nghề nghiệp dựa trên mục tiêu dài hạn và tầm nhìn phát triển của công ty.
Bạn quan tâm đến bảo hiểm của mình càng sớm thì càng tốt.
Bạn không chỉ nên kiểm tra bảo hiểm sức khỏe của mình mà còn cả kiểm trả nha khoa và thị lực.
Nếu bạn không có bảo hiểm, bây giờ là lúc để bắt đầu xem xét các lựa chọn. Có rất nhiều chính sách bảo hiểm khác nhau và bạn nên xem xét mọi thứ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào (đặc biệt là chi phí có thể khác nhau giữa các gói bảo hiểm).
Người sử dụng lao động thường phải mua bảo hiểm y tế cho bạn.
Lên kế hoạch thực hiện đánh giá mỗi 90 ngày về vị trí công việc hiện tại của bạn. Đây là thời điểm hoàn hảo để bạn và người quản lý ngồi xuống và đánh giá những gì đang làm tốt và xác định những gì cần cải thiện. Tất nhiên, năng suất của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến việc bạn sẽ thăng tiến nhanh như thế nào trong công ty.
Kiểm tra mỗi ba tháng là một cách tuyệt vời để đảm bảo là bạn đang đi đúng hướng. Quản lý của bạn cũng có đủ thời gian để biết được bạn làm việc tốt như thế nào trong các đội nhóm, cũng như năng suất tổng thể của bạn.
Trong quá trình đánh giá, bạn có thể muốn đề cập đến: hoạt động đào tạo, các mục tiêu, dự án và hoạt động phối hợp theo nhóm ra sao.
Luôn chú ý và thể hiện sự quan tâm
Điều quan trọng là phải chú ý và thể hiện sự quan tâm đến công việc mới ngay từ ngày đầu tiên. Sếp, đồng nghiệp và bất kỳ ai khác mà bạn gặp trong công ty sẽ đánh giá cao sự nỗ lực của bạn.
Có thái độ làm việc tích cực
Thái độ làm việc tốt là rất quan trọng trong một công việc mới. Vì vậy, bạn cần có cách tiếp cận tích cực đối với công việc và những người xung quanh.
Hoàn thành đúng deadline
Biến mình thành một đồng nghiệp đáng tin cậy ở công việc mới sẽ giúp bạn tăng cơ hội được tăng lương hoặc thăng chức trong tương lai.
Quản lý thời gian
Quản lý thời gian đóng một vai trò quan trọng ở bất kỳ môi trường làm việc nào, nhưng nó còn hơn thế nữa khi bạn bắt đầu làm việc tại một công ty mới. Vì vậy, cần thiết lập thời gian biểu hàng ngày, bám sát và quản lý thời gian hiệu quả.
Hỏi xin trợ giúp
Yêu cầu sự giúp đỡ là một trong những cách tốt nhất để tạo ấn tượng với đồng nghiệp mới và để họ quan tâm giúp đỡ bạn khi cần thiết. Do đó, ngay từ ngày đầu tiên, hãy hỏi tất cả đồng nghiệp xem họ có thể giúp bạn điều gì không hoặc nhờ họ giải thích cách thức làm việc trong công ty.
Thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống
Một lối sống lành mạnh đòi hỏi phải tôn trọng ranh giới giữa công việc và cuộc sống. Giữ cuộc sống cá nhân và công việc phải tách biệt để bạn có thể tập trung đầy đủ vào cả hai khi cần thiết.
Những nội dung cần nhớ trong công việc mới:
Thông thường, bạn nên nghỉ vài ngày trước khi bắt đầu công việc mới, đặc biệt nếu bạn chuyển thẳng từ một vị trí khác. Điều này sẽ cho bạn đủ thời gian để thư giãn và chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi.
Điều cần thiết là bạn phải thật chỉnh tề vào ngày đầu tiên làm việc tại chỗ mới, đặc biệt nếu đây là ấn tượng đầu tiên mà bạn sẽ tạo ra với mọi người. Bạn có thể hỏi ai đó trong bộ phận nhân sự về trang phục phù hợp hoặc xem qua website của công ty.
Có một số điều bạn nên tránh trong ngày đầu tiên đi làm mới: Đừng đến muộn; Đừng phớt lờ đồng nghiệp; Không gây lộn xộn; Đừng quên giới thiệu bản thân với mọi người; Đừng quên đặt câu hỏi; Đừng ngại lên tiếng.
Tạm dừng công việc có thể là một cách tuyệt vời để giải tỏa tâm trí của bạn và có được những suy nghĩ quan điểm mới. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy nó sẽ tác động tiêu cực đến sự nghiệp của mình, thì có thể xem lại. Tuy nhiên, thời gian nghỉ ngơi như vậy có thể mang đến cho bạn một cách nhìn mới về cuộc sống và cho phép bạn tiếp tục công việc với sự hăng hái nhiệt tình mới.
Một số câu hỏi hay khi bắt đầu một công việc mới như: Những kỳ vọng đối với vị trí này? Văn hóa công ty như thế nào? Làm thế nào để xử lý xung đột tại nơi làm việc? Thời hạn của các deadline? Tôi có thể xin nghỉ vì lý do cá nhân không? Có chương trình đào tạo nào cho vị trí này không? Tôi có thể nhờ ai giúp đỡ nếu gặp khó khăn? Đường hướng mục tiêu của công ty là gì?
Đừng ngại đặt câu hỏi và giới thiệu bản thân với mọi người. Luôn luôn là một ý hay để tạo ấn tượng tốt đầu tiên. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu có điều gì khiến bạn không thoải mái, bạn nên thành thật về điều đó.
Ba tháng đầu tiên là rất cần thiết vì bạn cần tạo ấn tượng trong thời gian này, nghĩa là bạn phải hết sức chú ý và làm việc chăm chỉ để vượt qua sự mong đợi của sếp và đồng nghiệp. Ngoài ra, đây là thời điểm tuyệt vời để thiết lập một số ranh giới giữa công việc và cuộc sống. Ví dụ, nếu sếp của bạn thúc ép làm việc vào cuối tuần, đừng ngần ngại đặt ra một số giới hạn rõ ràng. Nếu bạn có thể hoàn thành tất cả những điều này trong 90 ngày đầu tiên, thì bạn đang đi đúng hướng đến thành công.
Checklist đánh giá dịch vụ khách hàng
Đánh giá dịch vụ khách hàng cần điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn và đảm bảo tất cả mọi người đồng thuận và hiểu được kỳ vọng từ hoạt động đánh giá. Họp với nhân viên CSKH và thảo luận với họ để thiết lập kỳ vọng.
Checklist kiểm tra tổng đài cuộc gọi
Đánh giá hiệu suất tổng đài cuộc gọi thường xuyên để tăng năng suất và lợi nhuận. Sử dụng công nghệ CRM và tự động hóa để cải thiện hiệu suất. Lập kế hoạch triển khai và huấn luyện nhân viên để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Checklist kiểm tra các yêu cầu của tổng đài cuộc gọi
Hướng tương lai trong marketing strategic là sử dụng phần mềm tổng đài cuộc gọi để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng cường năng suất của nhân viên. Quy trình tự động hóa và cá nhân hóa trải nghiệm là chìa khóa để thành công.
Join our community of happy clients and provide excellent customer support with LiveAgent.
Trang web của chúng tôi sử dụng cookie. Với việc tiếp tục, bạn cho phép chúng tôi triển khai cookie như đã nói chi tiết tại chính sách bảo mật và cookie.
Answer more tickets with our all-in-one help desk software. Try LiveAgent for 30 days with no credit card required.
Hello, I’m Andrej. We’re thrilled to invite you to an exclusive software demo where we’ll showcase our product and how it can transform your customer care. Learn how to achieve your business goals with LiveAgent or feel free to explore the best help desk software by yourself with no fee or credit card requirement.
Andrej Saxon | LiveAgent support team