Checklist QA dịch vụ khách hàng là chìa khóa để cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng của bạn. Tài liệu này cung cấp một số bước để chuẩn bị scorecard, xếp hạng các danh mục scorecard và đánh giá hiệu quả hoạt động bằng scorecard. Bạn cũng có thể tìm thấy các công cụ để quản lý kênh hỗ trợ của bạn và xử lý khiếu nại khách hàng.
Chất lượng dịch vụ khách hàng là một trong những phương diện quan trọng nhất để xác định liệu khách hàng có quay lại sử dụng dịch vụ từ doanh nghiệp của bạn hay không. Nếu không chắc chắn phải làm như thế nào, bạn sẽ cần một checklist kiểm tra tất cả các bước.
Chúng tôi đã tổng hợp một số điểm quan trọng nhất trong checklist QA (Quality Assuarance) chất lượng dịch vụ khách hàng của mình. Hãy tận dụng chúng để tạo lợi thế cho bạn.
Duy trì mức độ dịch vụ khách hàng chất lượng cao không phải là điều dễ dàng và tốn nhiều thời gian, vì vậy việc có một checklist kiểm tra sẽ mang lại nhiều lợi ích. Chúng không chỉ giúp tiết kiệm rất nhiều công sức mà còn giúp phát hiện bất kỳ lỗ hổng nào để cải thiện và phát triển, cũng như giúp việc giao tiếp hiệu quả.
Rất khó để nhớ hết tất cả các phương diện của việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt. Không có gì ngạc nhiên khi bạn phải tìm kiếm một danh sách hiển thị cho bạn thấy mọi yêu cầu để thực hiện một phiên QA tốt.
Sử dụng các mục nhỏ trong checklist sau đây làm mẫu cơ sở để đảm bảo là bạn không bỏ quên bất kỳ nội dung gì có thể ảnh hưởng đến hiệu suất dịch vụ khách hàng của mình.
Bất kỳ doanh nghiệp nào tương tác với khách hàng đều có thể hưởng lợi rất nhiều từ việc sử dụng checklist này. Không quan trọng bạn đang bán hay cung cấp loại hình dịch vụ gì, danh sách này có thể giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn.
Đây là một khởi đầu tốt, vì vậy đừng chờ đợi nữa – hãy bắt đầu cải thiện dịch vụ của bạn nào.
Bạn nên bắt đầu bằng cách chuẩn bị một thẻ điểm (scorecard), đây là một công cụ tuyệt vời để biết dịch vụ khách hàng của bạn đang hoạt động như thế nào. Nó cung cấp một cái nhìn tổng thể về hoạt động của bạn và cho bạn thấy những lĩnh vực nào cần được chú ý nhiều hơn.
Scorecard (thẻ điểm) là một công cụ quản lý hiệu suất để so sánh các mục tiêu chiến lược với kết quả. Dịch vụ khách hàng của bạn được giám sát liên tục không chỉ giúp bạn cải thiện dịch vụ này mà còn thúc đẩy bộ phận hỗ trợ khách hàng cải thiện hiệu suất tổng thể của nhân viên.
Để xây dựng một scorecard, bạn nên thu thập tất cả các thông tin quan trọng về dịch vụ khách hàng của mình. Điều này có thể bao gồm các khía cạnh như:
Mục đích là để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong việc cung cấp một trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Bạn cần dữ liệu này để đặt ra mục tiêu và đo lường sự tiến bộ của mình – vì vậy đừng quên phân tích đánh giá tích cực và cả tiêu cực.
Yếu tố nào bạn muốn tập trung vào đầu tiên hoặc nếu có bất kỳ thay đổi nào cần được thực hiện là tùy thuộc vào bạn. Tuy nhiên, bạn nên luôn theo dõi scorecard đang ảnh hưởng như thế nào đến dịch vụ khách hàng của mình.
Sau khi bạn có được dữ liệu và một số phản hồi từ khách hàng, đã đến lúc tạo scorecard. Các danh mục phải liên quan đến mục tiêu và tiêu chuẩn chất lượng của bạn, nhưng cũng cho thấy chúng ảnh hưởng đến nhau như thế nào.
Điều này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn bao quát hơn về hiệu suất của mình và những gì cần phải cải thiện.
Khi nói đến scorecard, các danh mục rất hữu ích trong việc sắp xếp nội dung và cung cấp cái nhìn toàn cảnh. Với các danh mục khác nhau, bạn có thể dễ dàng so sánh dữ liệu và xem khu vực nào cần được chú ý nhất.
Các yếu tố phù hợp với mức độ ưu tiên của bạn là những danh mục quan trọng nhất. Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là cải thiện tỷ lệ hài lòng của khách hàng, thì danh mục này nên ở đầu danh sách.
Ví dụ: bạn có thể sử dụng các danh mục sau cho scorecard của mình:
Bước tiếp theo là xếp hạng các danh mục. Bạn cần biết khu vực nào quan trọng hơn khi muốn xây dựng một chiến lược chăm sóc khách hàng thành công.
Thông tin này sẽ giúp bạn ưu tiên những gì cần được chú ý tức thì và vị trí khu vực nào có thể thực hiện các thay đổi về sau.
Xếp hạng rất quan trọng vì nó cung cấp cho bạn một công cụ đo lường sự tiến bộ của bản thân. Bạn có thể theo dõi kết quả và xem liệu chúng có cải thiện theo thời gian hay không. Có được dữ liệu này sẽ giúp bạn đi đúng hướng với mục tiêu của mình.
Cách dễ nhất để xếp hạng các danh mục scorecard của bạn là sử dụng các số từ một đến năm, trong đó một là số điểm thấp nhất và năm có nghĩa là mức xuất sắc trong danh mục này. Điểm của bạn càng cao, thì càng tốt cho doanh nghiệp của bạn.
Tuy nhiên, cách thức xếp hạng các danh mục là tùy thuộc vào bạn, vì vậy hãy chọn phương pháp phù hợp nhất với mình.
Bây giờ chính là lúc sử dụng scorecard để đánh giá dữ liệu của bạn. Đây là một quy trình từng bước, bắt đầu với việc đánh giá từng danh mục riêng lẻ, sau đó là so sánh tất cả với nhau và cuối cùng là xem xét chúng ảnh hưởng như thế nào đến các danh mục khác trong danh sách.
Hãy nhớ rằng đây không phải là một quá trình một sớm một chiều, vì vậy hãy dành thời gian để thực hiện từng bước.
Đánh giá lại scoredcard rất quan trọng vì nó giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về sự tiến bộ của mình. Nếu không xem xét hiệu quả hoạt động của scorecard, đơn giản là bạn không thể đánh giá liệu mình có thể cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt nhất hay không. Đây là lý do vì sao điều quan trọng là phải dành nhiều sự quan tâm hơn cho công cụ này và áp dụng nó cho doanh nghiệp của bạn.
Có hai cách để bạn có thể đánh giá hiệu quả hoạt động bằng scorecard:
Scorecard nên được xem xét định kỳ, ít nhất là hàng quý. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ và thực hiện những thay đổi cần thiết để đạt được kết quả mong muốn.
Khi phân tích hoạt động, bạn nên xem xét tất cả các kênh hỗ trợ của mình. Nghĩa là không chỉ xem xét các cuộc gọi điện thoại mà còn cả các tin nhắn chat, email và tin nhắn mạng xã hội để xem chúng ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào.
Việc xem xét tất cả các kênh hỗ trợ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan tốt hơn về hiệu quả của dịch vụ khách hàng. Điều này là vì nó cho phép bạn thấy được các kênh khác nhau hoạt động phối hợp như thế nào và đây là khu vực phát sinh nhiều khiếu nại nhất. Với dữ liệu này, bạn có thể tập trung vào những khu vực đó và thực hiện những thay đổi cần thiết.
Bước đầu tiên là thu thập và phân tích tất cả các dữ liệu cần thiết để biết được những khu vực nào cần cải thiện. Sau đó, bạn cần lập một kế hoạch cải tiến những khía cạnh này của dịch vụ khách hàng.
Việc xem xét từng kênh hỗ trợ của bạn có thể mất rất nhiều thời gian.
Mẹo: LiveAgent giúp giải quyết vấn đề đó cũng như cho phép bạn quản lý tất cả các kênh hỗ trợ của mình trên cùng một hệ thống: mail, tin nhắn Slack, diễn đàn, phản hồi của khách hàng, mạng xã hội … Nhờ đó, việc thu thập tất cả các dữ liệu cần thiết rất nhanh chóng và đơn giản.
Khi bạn xem xét xong tất cả các kênh hỗ trợ của mình, đã đến lúc nhóm các kết quả (group the results). Nghĩa là bạn phải nhóm một vài khu vực có điểm số tương đương nhau và so sánh những điểm mạnh của chúng.
Việc nhóm (grouping) có thể tiết lộ một số dữ liệu thú vị vì nếu một số khía cạnh của dịch vụ khách hàng có xếp hạng thấp hơn những khía cạnh khác, có thể đến lúc bạn cần tập trung vào chúng. Ngoài ra, grouping cũng có thể cho bạn biết lĩnh vực nào đang hoạt động tốt và do đó không cần cải tiến.
Có một số cách để bạn nhóm các kết quả theo các nội dung như:
Khi bạn đã nhóm xong các kết quả, đã đến lúc bắt đầu phân tích chúng. Bước tiếp theo là lấy tất cả dữ liệu này và tạo thành một báo cáo, báo cáo này sẽ bao gồm tất cả thông tin bạn thu thập được từ việc xem xét các kênh hỗ trợ của mình cũng như những gì bạn đã khám phá ra từ việc nhóm kết quả. Với dữ liệu này, bạn có thể đưa ra quyết định cần làm gì tiếp theo.
Việc này phụ thuộc vào kết quả đánh giá của bạn và mức độ cần cải thiện dịch vụ khách hàng cũng như giao tiếp giữa các nhân viên.
Xác định tần suất bạn sẽ tổ chức các buổi QA là rất quan trọng vì nó cho phép bạn chủ động. Nghĩa là nó giúp bạn theo dõi và tiến hành các buổi kiểm tra như vậy thường xuyên.
Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể thực hiện các buổi QA:
Thử nghiệm các phương pháp khác nhau và xem phương pháp nào mang lại kết quả tốt nhất để biết cách nào đạt hiệu quả lâu dài nhất cho bạn.
Để đảm bảo các buổi QA đạt hiệu quả, hãy xác định mục tiêu của cuộc họp và xây dựng chương trình làm việc. Đảm bảo là tất cả những người tham dự đều biết về chương trình làm việc trước cuộc họp và chuẩn bị trước các báo cáo.
Mẹo: nếu bạn không chắc nên sử dụng công cụ nào, hãy hỏi ý kiến các thành viên trong nhóm của mình. Họ có thể có một số đề xuất tuyệt vời để tăng hiệu quả cho các buổi QA.
Đây là điều nên làm để đảm bảo mọi người đều nhận thức được các tiêu chuẩn và quy trình cần phải tuân thủ khi nói đến dịch vụ khách hàng.
Các chính sách của công ty giúp làm rõ các kỳ vọng cũng như cách thức phản ứng trong một số tình huống nhất định.
Một khi bạn đã tạo xong chính sách QA chất lượng dịch vụ khách hàng, điều quan trọng là mọi người phải tuân thủ chính sách đó. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm theo dõi để ghi nhận năng suất của nhân viên cũng như để xem liệu họ có tuân thủ các giao thức phù hợp không.
Người quản lý chất lượng sẽ đảm bảo rằng tất cả các tiêu chuẩn đều được đáp ứng và quá trình đảm bảo chất lượng diễn ra suôn sẻ thông qua các buổi QA thường xuyên.
Việc thuê một người chuyên quản lý chất lượng sẽ đảm bảo tất cả các khía cạnh của dịch vụ khách hàng sẽ được giám sát và mọi vấn đề đều được giải quyết nhanh chóng.
Trước tiên hãy tự hỏi xem ứng viên phải sở hữu những kỹ năng mềm nào. Bạn có thể xét tuyển nhân sự nội bộ, xem liệu có ai đó phù hợp với vai trò này hay không. Nếu không có ai trong doanh nghiệp phù hợp, bạn nên bắt đầu tìm kiếm các nhân sự bên ngoài hoặc các freelancer.
Khi bạn đã xây dựng được chính sách QA chất lượng dịch vụ khách hàng cũng như thuê được người giám sát, hãy sử dụng các công cụ để hợp lý hóa toàn bộ quy trình.
Các công cụ sẽ giúp bạn tự động hóa các tác vụ hàng ngày, làm cho quá trình này trở nên dễ dàng hơn với tất cả mọi người liên quan.
Có rất nhiều công cụ có thể giúp bạn đảm bảo được chất lượng dịch vụ khách hàng. Bạn cần tìm ra các công cụ hoạt động tốt nhất cho tổ chức của bạn và cần đảm bảo chúng tương thích với phần mềm bạn đang sử dụng.
Bằng cách sử dụng các công cụ, bạn có thể cải thiện giao tiếp giữa các đội nhóm khác nhau, đảm bảo dịch vụ khách hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn yêu cầu và tốc độ xác định bất kỳ khu vực nào đang thiếu chất lượng sẽ nhanh hơn nhiều so với khi bạn không có những công cụ này.
Mẹo: Nếu bạn muốn hợp lý hóa quy trình làm việc của nhân viên CSKH, hãy cân nhắc sử dụng một phần mềm hỗ trợ khách hàng và hệ thống quản lý ticket như LiveAgent. Nhờ vậy, nhân viên CSKH của bạn sẽ có thể cải thiện chất lượng dịch vụ và giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Một trong những điều đầu tiên bạn cần làm là xác định xem thành công với bạn là như thế nào. Mục tiêu của bạn là gì và làm thế nào bạn biết được khi nào dịch vụ khách hàng của mình đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng?
Có rất nhiều yếu tố góp phần tạo nên chất lượng dịch vụ khách hàng. Bạn có thể tập trung vào các yếu tố như:
Dự đoán các vấn đề và xây dựng kế hoạch khắc phục trước khi chúng phát triển thành các vấn đề lớn hơn. Nếu bạn gặp một số khó khăn, hãy cân nhắc thuê một người có nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực này hoặc bổ nhiệm người quản lý QA cho nhân viên của bạn.
Kỹ năng giao tiếp là một phẩm chất cơ bản của tổng đài viên. Phản hồi là cách tốt nhất để tìm hiểu xem dịch vụ của bạn có đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng không. Bạn cần tìm hiểu chính xác khách hàng đang nghĩ gì và hỏi trực tiếp về mức độ hài lòng của họ.
Việc này sẽ giúp bạn hiểu được khía cạnh nào của hoạt động tương tác khách hàng cần được cải thiện, cũng như ngăn ngừa các vấn đề không mong muốn xảy ra trong tương lai. Do đó, điều quan trọng là khách hàng thường xuyên cung cấp phản hồi cho bạn.
Nó giúp bạn theo dõi tất cả các khu vực cần cải thiện và đảm bảo dịch vụ khách hàng của bạn đáp ứng được các tiêu chuẩn yêu cầu. Trang điều khiển QA là một công cụ giúp bạn theo dõi các phương diện khác nhau của dịch vụ khách hàng, chẳng hạn như:
Theo dõi chất lượng dịch vụ khách hàng là điều cần thiết để đảm bảo hiệu quả giao tiếp tốt giữa các bộ phận. Điều này sẽ đảm bảo nhóm của bạn luôn đồng hành cùng nhau trong việc cung cấp các dịch vụ khách hàng tuyệt vời vào bất cứ lúc nào.
LiveAgent là một ví dụ về phần mềm kiểm soát chất lượng dịch vụ. Nó cho phép bạn theo dõi tất cả các khía cạnh quan trọng của dịch vụ khách hàng và đảm bảo mọi thứ đáp ứng được các tiêu chuẩn yêu cầu.
Điểm hay nhất ở LiveAgent là nhân viên của bạn có thể dễ dàng sử dụng phần mềm này mà không cần các chương trình đào tạo hoặc kiến thức đặc biệt nào. Điều này giúp mọi người tham gia vào quá trình này và cảm thấy hứng thú với công việc của họ nhiều hơn.
Nhân viên bán hàng của bạn tương tác trực tiếp với khách hàng cũng như biết rõ nhất khách hàng đang tìm kiếm những gì. Họ giúp xác định các vấn đề và phát triển các giải pháp giúp nâng cao dịch vụ khách hàng của bạn.
Khuyến khích họ cởi mở chia sẻ các ý tưởng và đề xuất của mình là một cách tuyệt vời để có được các góc nhìn mới cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ của bạn.
Ngoài ra, hãy chú ý đến quá trình đào tạo nhân viên của bạn và hàng loạt các kỹ năng mềm của họ. Đảm bảo là những nhân viên có kinh nghiệm sẽ chia sẻ kiến thức cơ bản về sản phẩm của họ với các nhân viên chưa có kinh nghiệm. Việc này giúp cải thiện hiệu suất chung của nhóm và tránh xảy ra các vấn đề về dịch vụ khách hàng trong tương lai.
Đây cũng là cơ hội để nhân viên có được bức tranh rõ ràng hơn về cách thức hoạt động của toàn bộ quá trình QA, để họ có thể thực hiện tốt hơn các quy trình lặp lại mỗi ngày.
Một trong những phương thức tốt nhất để đảm bảo là bạn đang cung cấp dịch vụ QA là thu thập phản hồi từ các khu vực khác nhau. Việc này giúp bạn xác định bất kỳ lỗ hổng nào trong dịch vụ của mình và đảm bảo tất cả các yếu tố đều được giám sát.
Trí tuệ nhân tạo (AI), hoạt động phân tích và các chỉ số giám sát có thể giúp bạn nâng tầm dịch vụ khách hàng của mình. Bằng cách theo dõi các tương tác của khách hàng, bạn có thể xác định các xu hướng và kiểu mẫu (pattern) sẽ giúp bạn cải thiện dịch vụ của mình.
Và bằng cách sử dụng AI và các tính năng tiên tiến, bạn có thể tự động hóa một số nhiệm vụ tẻ nhạt để đội ngũ của bạn có thêm nhiều thời gian để tập trung cung cấp các phương pháp QA, tập trung vào các tác vụ khác cũng như đáp ứng các tiêu chí chất lượng. Trước đây, chúng tôi đã đề cập rằng LiveAgent có thể giúp bạn thực hiện điều đó đúng không?
Làm thế nào để vượt qua các trở ngại trong QA?
Checklist QA dịch vụ khách hàng là một danh sách những việc cần làm hoặc những câu hỏi bạn cần giải đáp để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Checklist QA dịch vụ khách hàng có thể được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau và rất quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng cao một cách nhất quán. Bạn có thể sử dụng template checklist QA của chúng tôi và điều chỉnh nó theo nhu cầu và mong đợi cụ thể của bạn để tăng chất lượng dịch vụ và số lượng khách hàng hài lòng.
Bạn có thể sử dụng tính điểm nội bộ để đo lường các phương diện khác nhau trong dịch vụ của mình cũng như xác định những khó khăn nhất. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng trên tất cả các lĩnh vực bằng cách giải quyết các vấn đề ngay khi chúng phát sinh. Thiết lập các chỉ số đo lường chất lượng như thời gian phản hồi trung bình, thời gian giải quyết trung bình, điểm số hài lòng của khách hàng hoặc thời gian xử lý trung bình để có thể quản lý quy trình kinh doanh hiệu quả. Bạn cũng nên chuẩn bị các mẫu audit template và tiến hành các buổi đánh giá như vậy thường xuyên. Các lần QA dịch vụ khách hàng giúp phát hiện bất kỳ quy trình nào bị lỗi nhanh chóng hơn cũng như tiết kiệm chi phí (vì các hoạt động khắc phục có thể gây tốn kém).
Chất lượng dịch vụ khách hàng đề cập đến chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ và cách thức chúng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bạn cũng có thể định nghĩa điều này xét theo mức độ đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi của khách hàng, dựa trên những gì họ yêu cầu cụ thể. Điều này là khác nhau ở mọi doanh nghiệp tùy thuộc vào quy mô công ty,người quản lý tổng đài CSKH, chương trình QA chất lượng dịch vụ của tổ chức và quy trình kiểm soát chất lượng.
QA mang lại nhiều lợi ích – điều quan trọng nhất là nó giúp bạn cung cấp dịch vụ khách hàng ở tiêu chuẩn cao hơn. Điều này sẽ cải thiện hình ảnh thương hiệu của bạn, từ đó có thể dẫn đến tăng doanh số và doanh thu. Hơn nữa, nó làm cho việc thực hiện các quy trình chính xác trở nên dễ dàng hơn nhiều. Do đó, QA sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng hiện tại cũng như tăng lòng trung thành của khách hàng.
Điều này khác nhau, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và số lượng lĩnh vực bạn cần QA. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên dành thời gian mỗi tuần (hoặc tháng) để xem xét dịch vụ của mình và đảm bảo mọi thứ đều hoạt động trơn tru cũng như tất cả các khía cạnh đều được quan tâm. Khi bạn chuẩn bị audit như vậy thường xuyên hơn, thì thời gian kiểm tra sẽ càng rút ngắn lại.
Checklist đánh giá dịch vụ khách hàng
Đánh giá dịch vụ khách hàng cần điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn và đảm bảo tất cả mọi người đồng thuận và hiểu được kỳ vọng từ hoạt động đánh giá. Họp với nhân viên CSKH và thảo luận với họ để thiết lập kỳ vọng.
Checklist kiểm tra tổng đài cuộc gọi
Đánh giá hiệu suất tổng đài cuộc gọi thường xuyên để tăng năng suất và lợi nhuận. Sử dụng công nghệ CRM và tự động hóa để cải thiện hiệu suất. Lập kế hoạch triển khai và huấn luyện nhân viên để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Join our community of happy clients and provide excellent customer support with LiveAgent.
Trang web của chúng tôi sử dụng cookie. Với việc tiếp tục, bạn cho phép chúng tôi triển khai cookie như đã nói chi tiết tại chính sách bảo mật và cookie.
Answer more tickets with our all-in-one help desk software. Try LiveAgent for 30 days with no credit card required.
Hello, I’m Andrej. We’re thrilled to invite you to an exclusive software demo where we’ll showcase our product and how it can transform your customer care. Learn how to achieve your business goals with LiveAgent or feel free to explore the best help desk software by yourself with no fee or credit card requirement.
Andrej Saxon | LiveAgent support team